Tóm lược tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2023

31/07/2023 17:30 Số lượt xem: 562

Các thông số tích cực từ các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó ước tính kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong quý II, có cải thiện so với mức 2,0% quý I là tín hiệu khích lệ kinh tế toàn cầu trong 6 tháng cuối năm 2023. Cụ thể, lượng đơn đặt hàng, hay niềm tin tiêu dùng, đều khả quan hơn dự kiến.

Các thông số tích cực từ các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó ước tính kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong quý II, có cải thiện so với mức 2,0% quý I là tín hiệu khích lệ kinh tế toàn cầu trong 6 tháng cuối năm 2023. Cụ thể, lượng đơn đặt hàng, hay niềm tin tiêu dùng, đều khả quan hơn dự kiến. Một nguyên nhân nữa là giá nguyên liệu vật liệu trên thế giới đang hạ nhiệt, trong khi chi phí vận chuyển cũng đang giảm xuống do giá dầu thô cũng giảm trong thời gian gần đây đang tác động tích cực đến thị trường xuất khẩu và kinh tế của tỉnh. Khái quát KTXH của tỉnh qua một số ngành, lĩnh vực trong tháng 7 và 7 tháng năm 2023 như sau:

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, từng bước được cải thiện so với hồi đầu năm. Đến trung tuần tháng 7, tiến độ sản xuất vụ mùa: (1) Lúa, đã làm đất được 28.396 ha, đạt 97,9% kế hoạch và bằng 108,1% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo mạ: 2.057,1 ha, bằng 97,3 %. Diện tích gieo cấy lúa: 23.246 ha, đạt 80,2% kế hoạch, bằng 200,6% so với cùng kỳ. Trong đó gieo thẳng 8.639 ha, bằng 241,4% so cùng kỳ; cấy đạt 14.606 ha, bằng 182,3%. (2) Cây hằng năm khác (xem hình 1).

Hình 1. Diện tích gieo trồng một số cây hằng năm

(Tính đến 15/7/2023)

2. Sản xuất công nghiệp tháng 7 đã tích cực hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng rất cao (+23,84%) so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi, mặc dù so với với cùng tháng năm trước vẫn còn ở mức giảm 3,19%. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất ngành SXSP điện tử, máy tính và quang học có mức tăng cao hơn mức tăng chung (+28,69%) so với tháng trước và là tháng đầu tiên ngành này đạt mức tăng nhẹ (+0,32%) so với cùng tháng năm trước (6 tháng trước đó đều bị giảm). Tính chung 7 tháng, sản xuất công nghiệp giảm 16,62% so với cùng kỳ (cải thiện được 1,77 phần trăm so với mức giảm của 6 tháng).

Biểu 01. Tốc độ tăng/giảm IIP 7 tháng các năm 2019-2023

so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm

       

ĐVT: %

 

2019

2020

2021

2022

2023

Công nghiệp chế biến chế tạo

-10,0

-6,7

8,56

17,53

-16,74

SXSP điện từ, máy vi tính và SP quang học

-12,84

-5,58

8,44

19,76

-16,98

Sản xuất trang phục

24,60

-36,50

36,83

46,87

-34,87

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

7,79

-0,98

10,47

13,09

-24,00

Sản xuất kim loại

1,10

-12,77

11,40

-7,10

3,49

Sản xuất thiết bị điện

16,15

-26,18

11,67

-19,03

-29,49

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

-17,17

-47,06

-0,69

-14,20

2,82

3. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2023, so với tháng trước (+2,88%), so với tháng cùng kỳ năm trước giảm nhẹ (-1,39%). Tính chung 7 tháng, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp (-8,5%) so với cùng kỳ

4. Đăng ký doanh nghiệp (DN) trong nước: Tháng 7, tiếp tục xu hướng tích cực đó là tăng cả số DN đăng ký mới và tổng vốn đăng ký mới. Số DN thành lập mới là 335 DN, với tổng số vốn đăng ký bổ sung là 1.889 tỷ đồng, tăng ở cả 2 gốc so sánh tháng trước và cùng kỳ năm trước, cụ thể là: (+4,7%) và (+59,5%) về số doanh nghiệp; đồng thời (+34,6%) và (+10,6%) về tổng vốn đăng ký. Tính chung 7 tháng, thành lập mới là 2.011 DN với tổng vốn đăng ký là 20.876 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, tăng 32,7% về số DN và tăng 71,2% về tổng vốn đăng ký bổ sung. Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 10,4 tỷ đồng tăng 29,1%.

5. Về thu hút vốn đầu tư FDI tăng về số dự án và vốn đăng ký mới, Tính từ đầu năm đến 20/7/2023, toàn tỉnh thu hút được 182 dự án FDI đăng ký cấp mới, tăng 124 dự án so với cùng kỳ năm trước

Biểu 02. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép

Từ 01/01 đến 20/7/2023

(Triệu USD)

So với cùng kỳ

năm trước (%)

TỔNG SỐ

1.200,6

68,6

Vốn đăng ký mới

768,8

555,6

Vốn điều chỉnh

352,5

23,5

Góp vốn, mua cổ phần

16,5

51,7

Thu hồi

62,8

78,5

6. Vốn đầu tư từ nguồn NSNN bắt đầu tăng trở lại, tháng 7/2023, ước tính đạt 568 tỷ đồng, đã đạt được mức tăng khá so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+4,7%) và (+11,6%). Lũy kế 7 tháng năm 2023, ước tính đạt 2.893 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cải thiện được 4,1 phần trăm so với lũy kế 6 tháng năm 2023); tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của ngân sách địa phương đạt 35,1% kế hoạch vốn năm 2023.

7. Thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tháng 7/2023 ước đạt 7.592 t đồng, tăng ở cả 2 gốc so sánh tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+0,4%) và (+20,8%). Tính chung 7 tháng năm 2023, ước đạt 53.637 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng cao (+20,9%).

8. Xuất nhập khẩu hàng hóa[1] đã có tín hiệu tích cực hơn đó là:

Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 6/2023, sơ bộ xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD, tăng khá nhiều (+31,3%) so với tháng trước nhưng vẫn giảm (-10,9%) so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 6 tháng năm 2023, xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, giảm nhiều (-20%) so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 cả nước

Kim ngạch nhập khẩu: Tháng 6/2023, đạt 2,48 tỷ USD (+8,8%) so với tháng trước nhưng (-20,8%) so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 6 tháng năm 2023, nhập khẩu đạt 14,8 tỷ USD, giảm nhiều (-25,6%) so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 3 cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa: Tháng 6/2023, xuất siêu 0,46 tỷ USD. Lũy kế 6 tháng năm 2023, xuất siêu 2,3 tỷ USD.

9. Vận tải hành khách và hàng hóa cũng là một điểm sáng:

Vận tải hành khách, tháng 7/2023, khối lượng vận chuyển ước đạt 1.745 nghìn lượt khách, tăng ở cả 2 gốc so sánh tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+1%) và tăng cao (+68,4%); khối lượng luân chuyển ước đạt 63,5 triệu lượt khách.km (+1,1%) và (+66,7%). Tính chung 7 tháng, khối lượng vận chuyển ước đạt 11.410 nghìn lượt khách (+76,7%) so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 415,1 triệu lượt khách.km (+73,2%).

Vận tải hàng hóa, tháng 7/2023, khối lượng vận chuyển ước đạt 4 triệu tấn, tăng ở cả 2 gốc so sánh tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+1,4%) và (+13,5%); khối lượng luân chuyển ước đạt 224,2 triệu tấn.km (+2,2%) và (+12,1%). Tính chung 7 tháng, khối lượng vận chuyển ước đạt 27,5 triệu tấn (+27,4%) so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 1.539 triệu tấn.km (+27,4%).

10. Giá tiêu dùng trên địa bàn trong tháng 7/2023 tiếp tục được kiểm soát, không có biến động lớn. Tháng 7/2023, CPI tăng nhẹ (+0,82%) so với tháng trước và (+2,58%) so với cùng tháng năm trước. Bình quân 7 tháng 2023, CPI (+2,99%) so với cùng kỳ năm trước (giảm 0,07% so với bình quân 6 tháng năm 2023 là +3,06%).

Như vậy, với những số liệu ở trên cho thấy trong tháng 7/2023 có nhiều biểu hiện tích cực của kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù vậy, tình hình thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, theo đó, nhiệm vụ đề ra rất nặng nề và thách thức, đòi hỏi sự quyết tâm cao, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, phát huy hiệu quả mọi chính sách, nguồn lực, tận dụng tối đa các cơ hội, phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Vì thế, trong những tháng cuối năm các ngành và địa phương trong tỉnh cần tập trung triển khai quyết liệt hơn, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được cập nhật theo kịch bản chỉ đạo, điều hành điều hành kinh tế - xã hội quý III và những tháng cuối năm 2023./.

CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC NINH

 

[1] Nguồn: Website Tổng cục Hải Quan (Số liệu sơ bộ của tháng trước, không có ước tính của tháng báo cáo).

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Thống kê truy cập

Online : 5627
Đã truy cập : 113742807